Gia sư Hạnh Phúc – Tương lai của bạn – Hạnh phúc của chúng tôi

Thầy giáo Hà Nội tham gia bắt Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập năm 1975

Trước khi gắn bó với nghề giáo, thầy Phùng Bá Đam từng là một trong những chiến sỹ quân giải phóng chứng kiến bắt Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử – trưa ngày 30/4/1975. 

Trước khi gắn bó với nghề giáo, thầy Phùng Bá Đam từng là một trong những chiến sỹ quân giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử – 11h30 phút trưa ngày 30/4/1975.

Vừa bước vào nhà thầy, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là tấm ảnh đen trắng khổ lớn được đóng khung treo trang trọng trên tường ghi lại thời khắc chàng chiến sĩ Quân giải phóng Phùng Bá Đam (thuộc Trung đoàn bộ binh 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) cùng đồng đội chứng kiến cảnh bắt Tổng thống Việt Nam Cộng hòa – Dương Văn Minh.

“Lúc đó tôi là một sỹ quan trẻ (trung úy), 26 tuổi, thuộc Trung đoàn bộ binh 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2”, thầy Đam nhớ lại.

{keywords}

Sinh ra ở vùng chiêm trũng Khai Thái, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Trường Tài chính Hà Tây năm 1966, thầy Đam được điều về làm cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hà Tây. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng ác liệt, tháng 7/1967, thầy quyết định nhập ngũ.

Ngày 15/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở “Chiến dịch Hồ Chí Minh” giải phóng miền Nam, với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chiến thắng” gồm 5 mũi tiến công, mục tiêu đánh vào Dinh Độc Lập.

Ngày 27/4/1975, sau khi đánh chiếm căn cứ Nước Trong, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định thành lập lực lượng mạnh đột kích thọc sâu hướng đông nam Sài Gòn. Trung úy Phùng Bá Đam khi đó là trưởng tiểu ban cán bộ trung đoàn, được giao nhiệm vụ đi cùng Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó 66 và một số đồng đội khác.

Sáng 30/4 năm đó, lực lượng của ta đã đập tan lần lượt các tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập.

“Vào Dinh, chúng tôi tiến vào căn phòng rộng rãi, trang bị nội thất hiện đại, người ngồi chật kín, nhưng bao trùm không khí ảm đạm”.

Sau đó, thầy Phùng Bá Đam cùng đồng đội đưa Dương Văn Minh sang Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

“Trên đường đi khi đó, bộ đội và người dân đã đổ ra mặt đường, giương cao cờ và hoa, vẫy chào đón quân giải phóng, các phóng viên, nhà báo quay phim, chụp ảnh và không khí nhộn nhịp như ngày hội”, thầy Đam nhớ lại.

“Tâm trạng tôi lúc này vô cùng xúc động, và chợt nghĩ về quê hương, gia đình, vợ và con trai đầu, các anh chị em. Mấy năm xa cách, tưởng chừng không được gặp thì có ngày đoàn tụ. Song, cũng buồn vui lẫn lộn. Bởi tôi nhớ các đồng đội, nhiều người còn nằm lại ở chiến trường,…”, thầy Đam bồi hồi.

{keywords}

Sau ngày giải phóng miền Nam, tháng 9/1975, thầy Đam được đơn vị cử đi học lớp Chính ủy Trung đoàn đầu tiên của thời bình. Học xong thầy được cử làm trưởng ban cán bộ Cục Hậu cần, Quân khu 2.

5 năm sau, thầy được chuyển về phòng cán bộ của Học viện Quân y. Sau khi được Học viện Quân y cử đi học lớp Cán bộ cao cấp ở Học viện Chính trị năm 1991, năm 1992 thầy ở lại Học viện Chính trị làm nhiệm vụ quản lý và dạy các lớp cán bộ chính trị chiến lược.

Sau hơn 10 năm giảng dạy tại Học viện Chính trị, giai đoạn gần đủ tuổi nghỉ theo chế độ, thầy Đam thi tuyển và đi dạy môn Giáo dục công dân tại Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).

“Giai đoạn chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, bạn bè cũng có bàn chuyện làm kinh tế, bởi tôi vốn là cán bộ ngân hàng của tỉnh Hà Tây cũ, nhưng rồi tôi quyết định đi dạy học. Biết được thông tin đăng tuyển qua báo, tôi thi tuyển và vào dạy Trường Lương Thế Vinh. Đến khi nghỉ hưu, tôi lại tiếp tục thi tuyển vào Trường THPT Đông Đô”, thầy Đam kể.

Năm 55 tuổi, khi được nghỉ hưu theo chế độ, thầy Đam tiếp tục giảng dạy tại cả 2 ngôi trường này.

Sau đó, thầy Đam làm Phó Bí thư Chi bộ Trường THPT Đông Đô.

{keywords}

“Tôi coi đây như là cơ hội để mình tham gia giáo dục đạo đức, truyền thống cho các thế hệ măng non của Thủ đô Hà Nội và đất nước”, thầy Đam tâm sự.

Thầy Đam cho hay, những trải nghiệm, câu chuyện thực tế từ chiến trường là vốn kiến thức quý báu hỗ trợ thầy rất nhiều trong việc dạy học. Thầy Đam thường tìm cách chuyển những vấn đề lý luận thành câu chuyện thực tiễn để học sinh dễ hiểu bài hơn.

“Như kiến thức về lượng và chất, tôi lấy ví dụ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, quân dân chúng ta từ lực lượng nhỏ lẻ, đơn giản dần dần phát triển chất lượng và có tổ chức bài bản hơn. Khi tích lũy đủ, lực lượng quân dân ta ngày càng phát triển thành quân đội chính quy, bài bản và đủ sức mạnh đánh thắng Pháp, Mỹ,…”, thầy Đam dẫn chứng.

Trải qua môi trường quân đội kỷ cương, nghiêm khắc, nhưng để hòa mình với các học sinh, thầy Đam cho hay, phải học cách… mềm hóa chính mình.

“Môi trường tôi dạy là trường dân lập, khá khác với công lập khi các học sinh có đầu vào khá thấp. Do đó, tôi luôn tự nhủ phải cảm hóa và dạy bảo các em bằng tình yêu thương, thay vì kỷ luật hà khắc. Học sinh có lẽ thấy tôi cũng nhiều tuổi nên rất nể trọng, không gây mất trật tự trong các giờ học”, thầy Đam kể và hạnh phúc bởi được nhà trường tin tưởng bố trí dạy tất cả các lớp, kể cả các lớp cá biệt.

Kinh nghiệm của thầy Đam đơn giản là phải xuất phát từ sự yêu thương, coi học trò như con, cháu của mình để dạy dỗ, uốn nắn. Có những trường hợp học sinh cực kỳ khó bảo, thậm chí đến mức độ các em nói học chỉ vì bố mẹ. Nhưng càng thế, thầy Đam cho rằng càng phải kiên trì, tìm hiểu thêm cả cuộc sống hằng ngày và tính cách của học sinh để từ từ phân tích, khuyên nhủ.

“Có học sinh còn không nghe bố mẹ nói. Sau đó chúng tôi tìm hiểu thì gia đình, bố mẹ cũng không chuẩn mực. Cùng vì biết chuyện, tôi tìm cách tâm sự với em rằng vì hoàn cảnh như vậy, mình càng cần phải học, phải tự đi lên vì khó có chỗ dựa dẫm. Tôi cũng kể cả chuyện bản thân mình, có những lúc gặp vô vàn khó khăn trong chiến tranh, rồi vẫn phải vươn lên. Dần dần, em đó cũng nghe và tốt nghiệp THPT, vào được đại học”, thầy Đam chia sẻ.

Thầy Đam cho rằng, điều quan trọng nhất là phải giáo dục được cho học trò động cơ, thái độ học tập.

“Khi nhận thức được việc học để làm người, học để lập nghiệp thì tự khắc các em sẽ cố gắng”.

Hơn 70 tuổi, hiện, thầy Đam vẫn đều đặn lên lớp 2 buổi (mỗi buổi 4 tiết) mỗi tuần.

“Đi dạy và tiếp xúc với các học sinh cũng khiến tôi cảm thấy vui hơn và có lẽ cũng trẻ hơn nhiều. Ở tuổi của mình, bạn bè nhiều người tóc bạc và trông già nua lắm, trong khi mình vẫn tham gia học, dạy trực tuyến như những đồng nghiệp trẻ”.

Thầy Đam vui vì giai đoạn trường học phải tạm đóng cửa vì Covid-19, thầy vẫn có thể dùng máy tính để lên lớp với các học sinh một cách bình thường.

browser not support iframe.

Thanh Hùng

Nguồn vietnamnet.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận