Gia sư Hạnh Phúc – Tương lai của bạn – Hạnh phúc của chúng tôi

Những tiêu chí để chọn trường THPT phù hợp với con khi vào lớp 10

Trước những băn khoăn của phụ huynh cũng như học sinh trước ngưỡng cửa vào lớp 10, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra những tiêu chí để tham khảo.

Trên thực tế, hiện nay, nhiều phụ huynh chọn trường cho con dựa trên cảm tính như chọn theo địa lý, theo người quen, theo quy mô của trường nhưng chưa thực sự hiểu rằng môi trường đó liệu có phù hợp để con phát triển trong tương lai.

Ông Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cần rất nhiều thông tin để các phụ huynh có thể trả lời được câu hỏi chọn trường THPT nào phù hợp với con.

“Môi trường học giờ đây như là người thầy thứ ba vậy. Một môi trường tốt có thể làm cho thành công của việc học tập trở nên cao hơn. Do đó môi trường của trường học là yếu tố cần cân nhắc đầu tiên khi chọn, sau đó đến các yếu tố tài chính, khoảng cách,…”

Ông Nam cho hay, trường có nhiều yếu tố nước ngoài hay quy môn lớn chưa chắc đã phải là trường tốt, mà điều quan trọng là có phù hợp với con em mình.

{keywords}
Ông Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng

Với việc chọn trường, theo ông Nam cần cân nhắc xem môi trường trường học đó có đủ điều kiện để tạo ra cho con các năng lực của công dân thế kỷ 21 hay không, với 4 trụ cột chính.

“Thứ nhất là trụ cột liên quan đến năng lực của công dân toàn cầu gồm có cả năng lực nhận thức toàn cầu, tôn trọng sự khác biệt, quản lý tài chính và quản lý sức khỏe, trong đó đặc biệt là quản lý về mặt sức khỏe tinh thần.

Thứ hai là trụ cột liên quan đến năng lực sáng tạo, đổi mới, có tinh thần khởi nghiệp. Như vậy những môi trường tốt là có thể tạo cho con được những không gian để phát huy được sự sáng tạo, kiến tạo nên những kiến thức.

Thứ ba, môi trường học tập không nhất thiết phải quá tiện nghi nhưng phải tạo điều kiện cho con rèn một số kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống; rèn luyện được tinh thần làm việc nhóm và tinh thần lãnh đạo để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong tương lai. Thứ tư là môi trường học tập mà qua đó có thể cung cấp cơ hội, rèn luyện cho các con để có được năng lực công nghệ thông tin và truyền thông để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Ông Nam nhấn mạnh, những môi trường học tập tốt là môi trường phải khuyến khích được khả năng tự lên kế hoạch, mục tiêu mà mình muốn chinh phục; tạo các điều kiện tối đa để các con tự lập ra được kế hoạch và phát huy tính tự chủ.

{keywords}
Nhiều băn khoăn của các bạn trẻ trước những lựa chọn về ngôi trường THPT mà mình sẽ theo học. Ảnh: Thanh Hùng

Ông Ngô Minh Tuấn, Cố vấn khoa học của Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School cho rằng, để đưa ra một quyết định chọn trường đúng đắn thì việc đầu tiên phải làm rõ khía cạnh tư tưởng. “Phụ huynh cần trả lời được câu hỏi chọn trường cho con học bậc THPT để làm gì?. Nếu không trả lời được “để làm gì” thì chọn trường nào cũng vậy”.

Theo ông Tuấn, để trả lời câu hỏi này, phụ huynh cần thảo luận cùng con về hình ảnh của con mà mình cùng gia đình hướng tới.

“Tức mình muốn con như thế nào và con mình có muốn điều đó không. Việc này phụ huynh phải thống nhất với con, nhưng hiện đa phần các cha mẹ lại đang biến con thành bản fake của mình”.

Từ hình ảnh mong muốn về con, phụ huynh cần chọn những trường có triết lý giáo dục phù hợp. “Nếu không trả lời được câu chuyện triết lý giáo dục nào thì chúng ta đang có đích đến nhưng không có con đường. Ví dụ muốn hình ảnh con mình là người tự tin, giao tiếp tốt nhưng suốt ngày nhốt nó trong nhà cày các môn Toán, Lý, Hóa thì đương nhiên khó, ra đường con như là … “con gà”.

Ông Tuấn chía sẻ cần quan tâm hướng tới sự phát triển toàn diện cho dành cho học sinh THPT với triết lý giáo dục mới: “Thân – Tâm – Tuệ”. Theo đó, mỗi học sinh được định hướng xây dựng hình ảnh là một công dân tương lai có thói quen, kỷ luật tốt, có tâm yêu thương, trí tuệ khai phóng, chủ động xây dựng được lộ trình phát triển tương lai.

Thế nhưng, theo ông Tuấn, thực trạng hiện nay nhiều phụ huynh không hề biết đến triết lý của trường mà đơn giản thấy người khác cho con học thì cũng vào theo.

“Trường học không phải là mục tiêu, mà là phương tiện để chuyển hóa con chúng ta, nhưng nhiều phụ huynh đang nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu”.

Ông Tuấn cho hay, không ít các phụ huynh chọn trường cho con theo những người quen có trình độ hơn mình đã từng chọn, nhưng không hề quan tâm hình ảnh, mong muốn về người con sau này là khác nhau; hay theo tiếp thị của trường; theo quy mô của trường; thậm chí đơn giản là gần nhà.

“Như vậy chúng ta đang chơi trò chơi cảm xúc với tương lai của chính con mình, chứ không phải lựa chọn theo phân tích lý trí”, ông Tuấn nói.

{keywords}
Ông Ngô Minh Tuấn: Cần quan tâm hướng tới sự phát triển toàn diện cho dành cho học sinh THPT với triết lý giáo dục mới: “Thân – Tâm – Tuệ”. Ảnh: Thanh Hùng

Theo ông Tuấn, mâu thuẫn rất rõ khi nhiều phụ huynh mong muốn con là đứa trẻ năng động, tự tin nhưng tư tưởng khi chọn trường lại phải là trường có quy mô lớn, hay trường có giáo viên nghiêm khắc, con được cô giáo rèn về học tập liên tục, hoặc phải vào trường có thương hiệu đào tạo học sinh giỏi về kiến thức.

“Trường có quy mô lớn có giải quyết được những vấn đề chúng ta mong muốn không?,… Vậy có phải thực tế là giữa điều mà các phụ huynh muốn với việc chọn trường cho con đã rất vênh nhau không?”, ông Tuấn nói và cho rằng nhiều phụ huynh đang hoang mang về khái niệm trường tốt.

“Như vậy không có trường nào tốt hoàn toàn cả mà chỉ có trường tốt so với mong muốn của mình, phù hợp với việc tạo nên hình ảnh của con mình sao này mà mình mong muốn”.

Do đó, theo ông Tuấn, việc quan trọng nhất là các phụ huynh cần thảo luận với nhau về hình ảnh đứa con của mình trong tương lai trước khi đưa ra quyết định chọn trường.

“Nhưng các phụ huynh vẫn cần xây cho con mình về sứ mệnh, tức định hình con muốn sau này là ai và làm gì cho xã hội. Cái “làm gì cho xã hội” là rất quan trọng bởi tạo ra động lực cho con”, ông Tuấn nói.

Cả hai vị diễn giả đều cho rằng, để đồng hành được cùng con, chỉ chọn trường thôi là đủ. Các phụ huynh cũng cần thay đổi, không nên quá áp đặt và cần bớt đi các nguyên tắc để có thể làm bạn cùng con, từ đó giúp các bạn trẻ có đủ tin tưởng để chia sẻ mọi chuyện.

Thanh Hùng

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm 2020.

Nguồn vietnamnet.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận