Theo Bộ GD-ĐT, cụm từ “thử ma túy cho học sinh, sinh viên” được hiểu là “xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể”
Trước đó, Bộ GD-ĐT ban hành văn bản kế hoạch số 455/KH-BGDĐT về “Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021”.
Kế hoạch 455 bao gồm 9 nhiệm vụ, liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm…
Tuy nhiên, nhiệm vụ 4 và nhiệm vụ 8 trong văn bản đã gây xôn xao trong dư luận.
Cụ thể, nhiệm vụ 4 yêu cầu “Phối hợp thí điểm tại một số địa phương về thử ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông”.
Nhiệm vụ 8 yêu cầu: “Xây dựng, triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên”.
Trước thắc mắc của dư luận, ngày 19/5, Bộ GD-ĐT có văn bản số 2043/BGDĐT-GDCTHSSV do Vụ trưởng Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên là ông Bùi Văn Linh ký về việc hướng dẫn làm rõ hơn về nội hàm một số nhiệm vụ trong Kế hoạch 455
Theo hướng dẫn này thì nhiệm vụ số 4, cụm từ “thử ma túy” được hiểu là “xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể”.
Nhiệm vụ số 8: Kế hoạch “dự phòng nghiện ma túy” được hiểu là Kế hoạch “hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy”.
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT lý giải chuyện ‘xếp hạng đạo đức giáo viên’
Đại diện Bộ GD-ĐT đã có lý giải về việc ở từng hạng giáo viên trong chùm thông tư mới về bổ nhiệm, xếp hạng lại có riêng tiêu chí riêng về đạo đức nghề nghiệp.