Nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy khó khăn khi thừa nhận những sai lầm của mình trước mặt con trẻ vì cho rằng, xin lỗi đồng nghĩ với sự yếu đuối, đầu hàng trước con.
browser not support iframe.
Như thế, họ có thể không thể giữ được cái uy để dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Tovah P. Klein, Giám đốc Trung tâm Phát triển Trẻ em cho biết, đây là một quan niệm sai lầm.
Các chuyên gia tâm lý khuyến khích cha mẹ nên thừa nhận sai lầm với con trẻ bằng những cách sau
Hiểu cảm giác tổn thương của con
Đôi khi áp lực công việc, cuộc sống hay những căng thẳng khiến cho cha mẹ đột nhiên nổi giận với trẻ. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi khi cha mẹ la mắng, phạt đòn chúng.
Khi cha mẹ thấy được sai lầm của mình, hãy làm cho con trẻ hiểu được rằng bạn biết mình đã sai khi làm tổn thương chúng. Bạn hãy xin lỗi vì đã phản ứng thái quá, làm tổn thương chúng, và cho con thấy rằng điều đó cũng làm cho bạn cảm thấy tồi tệ.
Tiến sĩ Klein cũng nhấn mạnh, nếu cả cha mẹ và con cùng phạm sai lầm, hãy xin lỗi con và nhắc nhở con về điều con đã làm sai.
Như vậy, cả hai bên cùng học được cách nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Thừa nhận trách nhiệm vì đã làm sai
Susan Shapiro, một giáo sư đại học và là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times đã phỏng vấn nhiều trẻ em trưởng thành cảm thấy bị cha mẹ đối xử không đúng mực trong cuốn sách nói về lời xin lỗi của bà.
Tất cả những người được phỏng vấn đều bày tỏ mong muốn được lắng nghe, thấu hiểu và yêu thương. Theo Shapiro, việc cha mẹ thừa nhận mình đã làm sai với con cái chính là bước đầu tiên để đưa ra lời xin lỗi đúng cách.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên nói với trẻ vì sao mình nổi giận, làm điều không đúng mực với con để con có thể hiểu hơn về những gì mà cha mẹ quan tâm, lo lắng.
Không tiết kiệm lời nói xin lỗi
Tiến sĩ Klein nói: “Một lời xin lỗi là thừa nhận hành vi của chính bạn không đúng mực”.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chạy vòng quanh con mình để bù đắp cho những gì bạn đã làm sai. Đôi khi những người làm sai cố gắng ăn năn theo những cách khác.
Họ sẽ thực hiện những hành động yêu thương hoặc tặng quà.
Nhưng Shapiro cho biết tất cả những đứa trẻ trưởng thành mà cô phỏng vấn đều có chung một quan điểm: họ vẫn muốn nghe những lời như ‘Cha mẹ xin lỗi’.
Theo Shapairo, những món quà giống như một khoản bồi thường nếu như cha mẹ không chịu thẳng thắn thừa nhận sai lầm và nói lời xin lỗi với con trẻ. Một lời xin lỗi chân thành thể hiện sự đồng cảm, kết nối sẽ giúp ích cho tính cách của trẻ trong tương lai.
Hãy để con biết rằng nếu có tức giận, cha mẹ sẽ cố gắng bình tĩnh, hít sâu thay vì la mắng con.
Nguồn: Parents.com