Gia sư Hạnh Phúc – Tương lai của bạn – Hạnh phúc của chúng tôi

10X từ ‘vùng đất dữ’ Sài Gòn đến cuộc gặp chính khách nổi tiếng thế giới

Chứng kiến sự “chuyển mình” ở nơi mình sinh ra – con đường vốn từng nổi tiếng với những câu chuyện về thế giới xã hội đen, cướp bóc, nghèo khó, Anh Khoa đã được truyền cảm hứng để trở thành một nhà hoạt động xã hội trong tương lai.

{keywords}

Trần Anh Khoa (sinh năm 2001), hiện là sinh viên năm thứ 2 ngành Luật và Nghiên cứu xã hội tại ĐH New York cơ sở Abu Dhabi.

Khoa sinh ra ở mảnh đất Tôn Đản (quận 4, TP.HCM) – nơi từng được coi là vùng “đất dữ” của Sài Gòn trước những năm 2000. Vùng đất giáp sông, giáp cảng nổi tiếng này một thời đình đám bởi những ‘ông trùm’ giang hồ mà Năm Cam là cái tên cộm cán nhất.

Từ nhỏ, không ít lần Khoa nhìn thấy cảnh “dân anh chị” cầm dao rượt nhau trên đường hay cảnh tượng hàng xóm bị sốc ma túy và qua đời.

Suốt những năm tháng tuổi thơ ấy, ba mẹ không muốn cho Khoa ra khỏi nhà vì sợ con mình sẽ gặp nguy hiểm.

Ngôi nhà ở gần chợ ven sông, từ xa có thể ngửi thấy mùi hôi nồng nặc của chợ cá hay những bãi rác, đã càng khiến Khoa thêm trân trọng diện mạo mới của phố Tôn Đản của bây giờ.

“Tôn Đản và các khu lân cận giờ đây đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một nơi sạch đẹp và văn minh hơn. Thậm chí, nó còn trở thành một khu phố ẩm thực mà em luôn yêu thích và có phần tự hào khi nói về.

Sự chuyển mình ấy là nhờ vào những nhà hoạt động xã hội trẻ – những người đã dành nhiều tâm huyết để tạo ra sự thay đổi mới tốt đẹp hơn cho nơi đây. Câu chuyện về sự chuyển mình của khu Tôn Đản cũng là động lực và là niềm thôi thúc hướng em tới các hoạt động xã hội”, Anh Khoa nói.

{keywords}

Khi còn học cấp 2, một biến cố đã khiến cả gia đình Khoa rơi vào “bẫy nợ”. “Bản thân em cũng phải cố gắng rất nhiều để phụ giúp gia đình”, Khoa nói.

Hết cấp 2, cậu thi đỗ vào ngôi trường Quốc tế Châu Âu (EIS). Mức học phí ở đây quá đắt đỏ mà theo Khoa, “chắc chắn gia đình em không thể chi trả nổi”. Nhưng cậu vẫn có thể theo học là nhờ vào suất học bổng mà trường trao tặng kéo dài trong suốt 2 năm. Hàng năm, ngôi trường này chỉ cấp học bổng cho khoảng 3 – 4 học sinh.

Học tập tại môi trường quốc tế khiến Khoa phát huy được nhiều thế mạnh. “Theo quy định, để tốt nghiệp, học sinh phải có 200 giờ đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động sáng tạo và thể thao. Môi trường này cũng thúc đẩy học sinh phải làm việc liên tục và không được phép thụ động. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của em”.

Hè lớp 10, nam sinh bắt đầu gửi thư cho hơn 30 tổ chức xin được làm thành viên, nhưng cũng chỉ có duy nhất một tổ chức chấp nhận. Đây cũng là nơi đã cho Khoa những nền tảng ban đầu và dần mở rộng các mối quan hệ cá nhân.

Nhờ đó, cuối năm lớp 11, cậu được trở thành đại biểu đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự chương trình UN4MUN do Bộ Thông tin Công cộng của Liên Hiệp Quốc tổ chức.

“Chuyến đi này càng thôi thúc em mong muốn được đi nhiều hơn nữa và trở thành một người lãnh đạo sinh viên”.

Giành được học bổng toàn phần cho 4 năm học tại Trường ĐH New York, cơ sở Abu Dhabi sau khi tốt nghiệp THPT, đây cũng là bước ngoặt giúp chàng trai sinh năm 2001 để lại thêm nhiều dấu ấn.

{keywords}

Vừa vào trường, Khoa đã có cơ hội cùng 2 học sinh Việt Nam khác làm thông dịch viên cho một hoạt động trao đổi giữa đại diện Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục UAE (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất).

Cũng trong năm này, khi Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE có bài nói chuyện tại trường, những phát biểu của Khoa đã khiến vị chính khách này ấn tượng.

Vì thế, vị bộ trưởng này đã ngỏ lời mời Khoa tham gia Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế xanh thế giới tại Dubai với tư cách là đại biểu của UAE vào tháng 10/2019. Thậm chí, ông còn sẵn sàng trao tặng cho cậu sinh viên người Việt một chiếc quốc huy.

Lần đầu có cơ hội gặp gỡ nhiều đại biểu là nguyên thủ quốc gia, quốc vương và bộ trưởng khiến Khoa “choáng ngợp”.

“Em liều lĩnh đi bắt chuyện với một vài người trong giờ giải lao và bất ngờ khi họ sẵn sàng dành 30 phút để lắng nghe em nói. Đó là cựu Tổng thống Pháp Francis Holland và cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon”.

Tuy nhiên, những trải nghiệm đó lại khiến Khoa nhận ra, điều này dường như không đem lại đóng góp gì thiết thực cho xã hội, dù việc được gặp những nguyên thủ quốc gia “nghe thật oách, thật oai”.

Khoa mong muốn trở thành 1 nhà hoạt động xã hội, đóng góp nhiều hơn so với việc chỉ là 1 đại biểu dự hội nghị.

{keywords}

Một trong những hoạt động nhỏ của Khoa là thông qua hình thức trực tuyến, Khoa giúp đỡ cho các em học sinh cấp 3 “apply” học bổng du học hay tư vấn cho các em cách tổ chức các hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng.

Đến nay, cậu đã tư vấn thành công cho hơn 10 học sinh vào các ngôi trường hàng đầu thế giới như ĐH Princeton, ĐH Stanford, ĐH Chicago, ĐH New York,…

{keywords}

Đi du học đúng thời điểm dịch Covid-19 ập đến, nhưng với Khoa, đây lại là quãng thời gian để bản thân “cố gắng học mọi thứ có thể”. Mắc kẹt trong nhà, cậu bắt đầu tìm kiếm các khóa học online và nộp hồ sơ đăng ký.

Cậu sinh viên năm nhất sau đó đã được Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tài trợ 100% cho khóa đào tạo tiền thạc sĩ về Kinh tế, Dữ liệu và Phát triển xã hội. Khóa học này được giảng dạy bởi 2 giáo sư từng đoạt giải thưởng Nobel.

“Em đã được dạy về phương pháp nghiên cứu, cách đọc tài liệu, xử lý dữ liệu và cách viết một bài báo khoa học”.

Dù chưa học lên tiến sĩ, không đứng tên cùng giảng viên, Khoa vẫn có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí Scopus và ISI vào năm 2020 và 2021.

Cả hai nghiên cứu này đều được Khoa thực hiện cùng một học sinh lớp 12 của Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh (tỉnh Đắk Nông) với chủ đề “Đặc khu kinh tế về truyền thông Twofour54: Thúc đẩy ngành truyền thông ở quốc gia kiểm duyệt cao” thuộc Scopus Q2 và “Nghiên cứu sơ bộ về thái độ xã hội đối với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào giáo dục kiến thức Thiên Chúa giáo ở Việt Nam: Thúc đẩy công nghệ trí tuệ nhân tạo cho giáo dục tôn giáo” thuộc Scopus Q1 và Web of Science (ISI) Core Collection.

Trước đó, Khoa cũng từng có 5 lần bị từ chối.

“Nhưng nhờ đó, em biết thêm phương pháp khoa học và cách phản biện trước hội đồng. Trước khi nộp sản phẩm, em cũng đã gửi bài tới một vị giáo sư tại ĐH New York Abu Dhabi để có được góp ý về văn phong và cách viết”, Khoa nói.

{keywords}

Với những thành tích ấn tượng cùng việc sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, Trần Anh Khoa được nhiều công ty nước ngoài “săn đón” với mức lương hấp dẫn dù đang theo học năm thứ 2.

Tuy nhiên, Khoa vẫn ấp ủ việc quay trở về Việt Nam, hoạt động xã hội theo cách mình mong muốn.

“Dự định của em sau khi tốt nghiệp sẽ trở về để tiếp tục giúp đỡ nhiều hơn cho các bạn trẻ Việt Nam, nhất là những người trẻ chịu nhiều thiệt thòi và tổn thương trong cuộc sống”.

Thúy Nga

Thiết kế: Phương Thu

Nguồn vietnamnet.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận